KHẢO-LUẬN

 

 

II.
BINH-KHÍ CỔ-TRUYỀN

 

3 - Binh-Khí Cán Dài

 

       

KÍCH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

      Kích (戟) được mệnh-danh là « Ngũ Binh Chi Hùng - 五 兵 之 雄 » vì được so-sánh với vị Anh-Hùng của năm đội-binh đóng theo Ngũ-Hành : Kim (Tây) Mộc (Đông) Thủy (Bắc) Hỏa (Nam) và Thổ (Trung-ưong) ngoài chốn sa-trường.

       Kich-pháp đã có từ xa xưa và phôi-thai từ Qua-Pháp. Vì thế, Kích là một trong những binh-khi cổ xưa nhứt.

       Kích (戟) gồm có năm phần gọi là : 1 - Quản (còn gọi là ) ; 2 - Nội (còn gọi là Nạp ) ; 3 - Viên (còn gọi là Viện ) ; 4 - Hồ ; 5 - Thích, do được cấu-trúc từ lưỡi Qua (戈) xưa chuyên dùng đánh trên chiến-xa. Chính vì thế, mà chữ Kích (戟) được viết bằng chữ Xa 車 và chữ Qua 戈.

 

 

 

 

 

Khái-Quát Tiến-Trình của Trường-Kích

 

« Qua Đồng cổ »
古 銅
Thế Kỷ 770~221 CN.

Kích-Giáo Đồng cổ
古 銅 戟
Thế Kỷ 770~221 CN.

Kích-Giáo Đồng cổ
古 銅 戟
Thế Kỷ 770~221 CN.

Kích-Giáo - 戟 槊
« Thanh Long-Kích »
(青 龍 戟)


 

Kích-Giáo - 戟 槊
« Phương-Thiên Họa-Kích »
(方 偏 禍 戟)


       Thủa trước, các hàng Khanh-Tướng Vương-Hầu vẫn thường dùng cây Kích để biểu-thị vẽ oai-phong khi đi ra ngoài, nên lưỡi Kích có Bao Kích bảo-quản, bằng gỗ sơn-mài son bọc bằng lụa đỏ, gọi là « Khể Kích » (棨 戟). Vì thế mới có thành-ngữ « Khể-Kích Diêu Lâm » (棨 戟 遥 臨) để chỉ-định việc người quyền-quí sang-trọng đến nhà.


Kích-Giáo - 戟 槊
Đức-Quốc (Thế-Kỷ 16).

Kích-Giáo - 戟 槊
Đức-Quốc (Thế-Kỷ 17).



        Kích có nhiều loại và trong Kích-pháp có dạy về môn Trường-Kích (長 戟) và Đoản-Kích (短 戟) :

             A - Trường-Kích (長 戟) gồm có « Kích-Giáo - 戟 槊 », « Kích-Đao - 戟 刀 » và « Kích-Thương - 戟 槍» :

             1 - « Kích-Giáo - 戟 槊 » là loại Kích đặc-thù của Trung-Hoa, có gắn lưỡi Giáo và có Ba loại :
                      a) - Loại Kích-Giáo một đầu gọi là « Phương-Thiên Họa-Kích » ;
                      b) - Loại Kích-Giáo có hai đầu gọi là« Thanh-Long Kích ».
                              Cả hai loại Kích này đều rất được thông-dụng tại các võ-đuờng Hoa & Việt.
                   c) - Loại Kích-Giáo một đầu có hai Móc bén nhọn, gọi là Trường Kích-Giáo (長 戟 槊), rất thông-dụng ở Đại-Việt, mà Nhà TỐNG gọi là « Câu Bổng » (鈎 棒).


                   1a) - Kích-Giáo xuất-hiện dưới hình-dạng « Phương-Thiên Họa-Kích » (方 偏 禍 戟) lần đầu tiên vào thời Tam Quốc Chiến (220-280 sau CN) ; đó là tên cây Kích nổi tiếng của Lữ-Bố, còn được mang tên là «Phụng-Tiên Kích», vì biệt-danh của Lữ-Bố là « Phụng-Tiên » (奉先). Loại Kích-Giáo nầy là loại cuối-cùng còn được thông-dụng về sau trên những chiến-trường thời Trung-Cổ bên Trung-Hoa.
                   Các tranh-ảnh vẽ Lữ-Bố cầm cây Phương-Thiên Họa-Kích là Loại Kích-Giáo còn được sử-dụng dưới thời Nhà MINH (1368-1644) :


Trường Kích-Giáo - 長 戟 槊
« Phương-Thiên Họa-Kích »
(方 偏 禍 戟)


                   « Phương-Thiên Họa-Kích » nầy có lưỡi Thương gắn hai lưỡi Liềm, gọi là Nguyệt-Nha, ở hai bên cạnh thẳng góc vuông với lưỡi Thương nên gọi là "Phương-Thiên" (Phương 方 = Vuông ; Thiên 偏 = Ở vào hai bên), hình-thành một lưỡi Kích gây tai-vạ cho quân địch nên gọi là "Họa-Kích" 禍 戟 (Xin xem Tự-Điễn Việt-Hoa-Pháp của Eugène GOUIN - In tại Saigon, năm 1957). Ngoài ra, chúng tôi cũng xin nhắc lại ở đây là có người, vì hiểu làm chữ Họa (禍 = Tai Vạ) là chữ Họa (畫 = Vẽ) nên đã độc-đoán tự-ý sửa đổi tên binh-khí « Phương-Thiên Họa-Kích » thành binh-khí « Phương-Thiên Hoạt-Kích » khiến các môn-sinh cứ theo đó mà phạm lỗi chánh-tả.

                  1b) - Khi cây Kích chỉ có một Nguyệt-Nha gắn một bên cạnh lưỡi Thương ở một đầu Kích,  thì được gọi là «Thanh-Long Kích» (青 龍 戟) :


Trường Kích-Giáo - 長 戟 槊
« Thanh-Long Kích »
(青 龍 戟
)

                   khi cây Kích đều có gắn ở hai đầu Kích một Nguyệt-Nha bên cạnh lưỡi, nhưng đối-diện chéo nhau theo trái-trả, thì được gọi là «Thanh-Long Song-Đầu Kích» (青 龍 双 頭 戟).


                      1c) - Ngoài ra, còn có một loại Trường Kích-Giáo (長 戟 槊) một đầu có hai Móc bén nhọn, rất thông-dụng ở Đại-Việt, mà Nhà TỐNG gọi là « Câu Bổng » (鈎 棒).

Trường Kích-Giáo - 長 戟 槊
« Câu-Bổng »
(鈎 棒)


             2 - « Kích-Đao - 戟 刀 » là loại Kích đặc-thù của Đại-Việt, có gắn lưỡi Đao và có hai loại :

                   a) - Loại Kích-Đao một đầu gọi là «Trường Kích-Đao» ;
                   b) - Lloại Kích-Đao có hai đầu gọi là « Lưỡng Đầu Kích-Đao ».



                2a - « Trường Kích-Đao - 長 戟 刀 » là loại Kích có bản hình lưỡi Đao mũi vếch và có gắn thêm hai móc bén nhọn trên sống Đao.


Trường Kích-Đao - 戟 刀


         Đây là loại Kích-Đao đặc-thù của Đại-Việt sáng-chế thời triều Nhà LÝ (1010-1225), mà Nhà TỐNG (960~1279) đã băt-chước kiểu làm theo và gọi nó là Câu-Bổng (鈎 棒).
             Đến thời triều Nhà TỐNG (960~1279) và triều Nhà MINH (1368-1644), người ta đã xếp nhầm-lẫn « Phương-Thiên Họa-Kích » vào loại « Kích-Đao - 戟 刀 » này.


                2b - « Lưỡng-Đầu Kích-Đao - 兩 頭 戟 刀 » là cây Kích đều có gắn ở hai đầu Kích một lưỡi Đao mũi vếch, nhưng đối-diện chéo nhau theo trái-trả và có gắn thêm hai móc bén nhọn trên sống Đao.

Lưỡng-Đầu Kích-Đao - 頭 戟 刀

                    Ngày nay chỉ còn thảo-pháp loại « Lưỡng-Đầu Kích-Đao - 頭 戟 刀 » này là được truyền dạy tại vài Võ-Đuờng hiếm-hoi ở  Việt-Nam, trong đó có Võ-Đường của Võ-Sư Trần Quang Diễn thuộc Hệ-Phái Xả-Đàng NGUYỆN (cụ HÀ-HÂN), lưu-truyền hậu-thế.


             3 - « Kích-Thương - 戟 槍 » là loại Kích đặc-thù của Đại-Việt, có tra lưỡi Thương ở đầu Kích và có gắn thêm hai móc bén nhọn trên mỗi cạnh bén. Đây là loại Kích-Thương đặc-thù của Đại-Việt và gồm có hai loại :

                    3a) - Loại Kích-Thương một đầu gọi là « Trường Kích-Thương - 長 戟 槍 » :

Trường Kích-Thương - 戟 槍
đặc-thù của Đại-Việt thời Triều Nhà LÝ (1009-1225)

Trường Kích-Thương - 戟 槍

 
                Ngày nay thảo-pháp loại « Trường Kích-Thương » đặc-thù của Đại-Việt này rất là hiếm có được truyền dạy.

               Điều đáng nói là loại Kích-Thương này đã phát-sinh một loại Binh-Khí đặc-thù của Thủy-Binh Đại-Việt Thời Nhà LÝ (1010~1225), Đó là loại Mái Chèo Trận gọi là « Quải-Nhận-Thương », « Quải-Thương », v.v; dùng trong Thủy-Chiến có gắn Lưỡi Kích-Thương trên đây.

Mái Chèo Trận Đại-Việt
Quải-Thương (拐 槍)


ĐẠI-VIỆT - thời Triều Nhà LÝ (1009~1225)


                   3b) - Loại Kích-Thương có hai đầu gọi là « Lưỡng-Đầu Kích-Thương - 兩 頭 戟 槍 ». Đây là loại Kích-Thương có tra lưỡi Thương ở hai đầu Kích nhưng có gắn thêm hai móc bén nhọn trên mỗi cạnh bén
. Nó còn được gọi là « Song-Đầu Kích-Thương - 頭 戟 槍 », thường được gọi vắn-tắt một các sai-lạc là « Song-Kích » ( 双 戟 ).

Lưỡng-Đầu Kích-Thương - 兩 頭 戟

 
                Ngày nay Thảo-pháp dạy phương-cách sử-dụng loại « Lưỡng-Đầu Kích-Thương » này vẫn còn được truyền dạy tại vài võ-đuờng hiếm-hoi ở Việt-Nam.



             B - Đoản-Kích (短 戟) là loại Kích đặc-thù của Trung-Hoa, được cấu-trúc theo hình-thù loại «Kích-Giáo - 戟 槊» của lưỡi Phương-Thiên Họa-Kích nhưng cán ngắn và nó luôn luôn được sử-dụng với một cặp, thuộc lọai Song Đoản-Kích-Giáo ( 双 短 戟 槊 ) và cũng thường được gọi là « Song-Kích » ( 双 戟 ).                                         
                                         

Song Đoản-Kích-Giáo ( 双 短 戟 槊 )
hay Song-Thủ Kích ( 双手戟 )

(Tín-dụng Ảnh : Wing Lam Enterprises)


             Vì lẽ đó, mà lắm người vẫn còn nhầm-lẫn gọi Lưỡng-Đầu-Kích 雙 頭 戟 là « Song-Kích ». Thật ra, thì chính loại Song-Đoản-Kích-Giáo 双 短 戟 槊 này của Trung-Hoa trên đây mới đáng gọi là Song-Kích ( 双 戟 ), và còn được gọi là Song-Thủ Kích ( Shuang Shou Ji - 双手戟 ).


          

 

Ban Võ-Sư
Võ-Trận Đại-Việt
Bình-Định SA-LONG-CƯƠNG
FRANCE

TRỊNH Quang Thắng

 

 

 

 

     

 

 

Trở lại Trang KHẢO-LUẬN
Binh-Khí Cán-Dài

 

 

 

Copyright © 2004 - 2019 by ACFDV - All rights reserved.